Trang chủ Tin Du Lịch Tìm hiểu những lễ hội truyền thống và các trò chơi dân...

Tìm hiểu những lễ hội truyền thống và các trò chơi dân gian ở Việt Nam

0
290

Mỗi một vùng miền sẽ có những nét văn hóa truyền thống riêng và trong đó các lễ hội cũng là một giá trị tinh thần được người dân chú trọng. Đây chính là nét đặc trưng và cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta.

Đất nước Việt Nam hình chữ S vốn có rất nhiều lễ hội từ hội đình, làng cho đến các lễ hội truyền thống lớn. Các lễ hội này vốn đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống của người dân Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ qua. Ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng Du Lịch Việt tìm hiểu về các lễ hội lớn trải dài từ Bắc tới Nam mà khách du lịch Việt Nam nhất định không thể bỏ lỡ.


Tìm hiểu những lễ hội truyền thống và các trò chơi dân gian ở Việt Nam


Tìm hiểu những lễ hội truyền thống và các trò chơi dân gian ở Việt Nam

Lễ hội truyền thống là gì?

Việt Nam vốn là đất nước có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, vì thế mà xuất hiện rất nhiều lễ hội truyền thống đa dạng, độc đáo có ở khắp mọi miền đất nước. Tại mỗi vùng miền, mỗi lễ hội đều sẽ có những nét tiêu biểu và mang nhiều giá trị khác nhau nhưng mục đích cuối cùng hướng tới vẫn là đối tượng tâm linh cần suy tôn.

Các lễ hội truyền thống sẽ là dịp để mỗi người con đất Việt và cả những du khách từ nhiều nơi khác nhau có thể cùng giao lưu, truyền lại cho nhau những tư tưởng đạo đức, những luân lý về khát vọng cao đẹp. Bên cạnh đó, những lễ hội truyền thống còn là cơ hội để con dân nhắc lại nhiều câu chuyện về những vị anh hùng đất nước đã hy sinh chống giặc ngoại xâm, những người có công chống lại thiên tai, tiêu diệt thú dữ, cứu nhân độ thế hay cả những người có công truyền nghề.

Lễ hội truyền thống đồng thời còn là dịp để con người ta có thể gột rửa những điều lo toan của cuộc sống thường nhật, giúp ta tìm được sự yên bình chốn tâm linh, hay đơn giản hơn là được tham gia vào những trò chơi dân gian mang tính giải trí cao. Và có lẽ đó cũng chính là lý do khiến cho các lễ hội truyền thống ở Việt Nam thu hút được đông đảo người dân địa phương lẫn nhiều du khách xa gần ghé thăm.

Tổng hợp các lễ hội truyền thống tại Việt Nam

Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã quá quen thuộc với câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Mùng mười tháng ba âm lịch hàng năm là dịp để mỗi người con đất Việt tưởng nhớ đến các vua Hùng đã có công dựng nước. Đây là một dịp lễ lớn mang tính chất quốc gia nên hàng năm đều sẽ được tổ chức thật linh đình tại Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ. Lễ hội này thu hút đông đảo người dân từ nhiều địa phương khác nhau và cả khách du lịch quốc tế đổ về tham gia. Ngoài việc thành tâm chiêm bái, bạn còn có thể tham gia vào các hoạt động văn hóa dân gian vô cùng thú vị.

Lễ hội Hoa Ban

Khi mùa xuân đến, cây hoa Ban – một loại cây có nguồn gốc ở vùng Tây Bắc Việt Nam sẽ bắt đầu nở rộ và tràn ngập sắc trắng khắp cả vùng đồi núi Tây Bắc. Và đó cũng là lúc dân tộc Thái sẽ tổ chức lễ hội Hoa Ban. Đây là một trong những lễ hội truyền thống lớn ở Việt Nam, bắt nguồn từ chính việc chuẩn bị cho mùa thu hoạch sắp tới và cũng là cơ hội cho những người đàn ông, phụ nữ trẻ chưa lập gia đình gặp gỡ để tìm ra ý trung nhân.


Lễ hội Hoa Ban truyền thống diễn ra hàng năm tại Điện Biên


Khách du lịch Tây Bắc vào đúng dịp diễn ra lễ hội Hoa Ban chắc chắn không thể không tham gia vào bầu không khí náo nhiệt này. Lễ hội này sẽ được bắt đầu với màn trình diễn nghệ thuật cùng màn trình diễn pháo hoa kéo dài 15 phút, thường được tổ chức vào khoảng tháng 2 âm lịch. Lễ hội cũng sẽ diễn ra triển lãm văn hóa truyền thống của các dân tộc Điện Biên, trình diễn văn hóa dân gian truyền thống, lễ hội ca hát và múa dân gian, triển lãm sách và biểu diễn thể thao.

Lễ hội chọi Trâu

Đây là một trong một số những lễ hội ở Việt Nam độc đáo nhất và cũng vô cùng nổi tiếng với bạn bè thế giới. Lễ hội chọi trâu của Đồ Sơn thể hiện được tinh thần dũng cảm, hào hiệp và liều lĩnh của cư dân thành phố phía bắc Hải Phòng này. Lễ hội đã được tổ chức từ thế kỷ 18 và duy trì mãi cho đến ngày nay, diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm.

Người dân địa phương đều xem tiết mục chọi trâu này như một trò tiêu khiển thú vị cho các vị thần hộ mệnh của khu vực này. Trâu tham gia lễ hội sẽ được lựa chọn cẩn thận và chuẩn bị kỹ càng từ một năm trước khi chiến đấu. Ngoài các trận chọi trâu còn có một loạt các đám rước và nghi lễ truyền thống khác diễn ra tại Hải Phòng vào ngày này.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ là một lễ hội lớn ở Việt Nam, đặc biệt là đối với tỉnh An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đây là một hoạt động tôn giáo thiêng liêng của người dân địa phương và đã thu hút hàng ngàn người dân địa phương và cả khách du lịch An Giang tham gia mỗi năm.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ sẽ được diễn ra hàng năm từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch. Nằm ở núi Sầm thuộc xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Bà Xứ vốn có một lịch sử lâu đời. Theo truyện dân gian, chùa Bà Xứ vốn được người dân địa phương xây dựng từ những năm 1820 sau khi tìm thấy một bức tượng nữ trong rừng. Người dân địa phương đã tôn thờ bà vì sau khi cầu nguyện, bà đã mang lại cho họ mùa màng bội thu cùng một cuộc sống thịnh vượng. Từ đó trở đi, chùa Bà Xứ đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân ở đây.

Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội chùa Hương vốn là một lễ hội truyền thống thu hút đông đảo khách hành hương từ khắp nơi Việt Nam đến chùa Hương ở Hà Nội để cầu nguyện cho một năm thịnh vượng và bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật. Lễ hội này sẽ diễn ra vào mùng 6 tháng giêng âm lịch, thường là giữa tháng 2 hoặc đầu tháng 3 theo lịch dương. Trong lễ hội này, du khách còn có cơ hội được đi đò ngắm cảnh vượt qua các hang động, được ngắm nhìn phong cảnh đẹp hệt như tranh vẽ của những ngọn núi đá vôi, của cánh đồng lúa hay đi bộ qua những ngôi đền lịch sử và khoảng hàng trăm bậc đá để có thể đến đích cuối cùng.

Hàng năm, trên đất nước ta diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống ở các vùng khác nhau. Mỗi một vùng miền sẽ có những nét văn hóa truyền thống riêng và trong đó các lễ hội cũng là một giá trị tinh thần được người dân chú trọng. Đây chính là nét đặc trưng và cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta