Trang chủ Tin Du Lịch Kinh nghiệm du lịch Hội An

Kinh nghiệm du lịch Hội An

0
244

Nói đến những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam, trong danh sách luôn có Phố cổ Hội An. Có lẽ, đến Hội An du lịch là mong muốn của nhiều bạn, vì nơi đây không chỉ có nhiều địa điểm để “check in” mà còn có mang đến cho khách du lịch nhiều trải nghiệm thú vị. bạn đã có kinh nghiệm du lịch Hội An cho chính mình hay chưa? Chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Hội An và biết cách làm cho chuyến đi của mình thêm phần thú vị nhé.

Kinh nghiệm du lịch Hội An có thể bạn chưa biết


1. Sơ lược về du lịch Hội An

Hội An là nơi nổi bật trong cung đường miền Trung. Phố cổ Hội An hiện lên một cách giản dị, nên thơ nhưng rất đỗi mộc mạc. Dù là ngày hay đêm thì nơi đây vẫn mang trong mình một vẻ đẹp cuốn hút, kích thích sự khám phá của khách du lịch.

Hội An không chỉ có những giá trị văn hóa qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hóa phi vật thể đa dạng, đặc sắc.

Cuộc sống thường nhật của con người nơi đây mang đậm những nét độc đáo, ấn tượng. Văn hóa ẩm thực tại Hội An cũng rất đặc sắc. Tất cả những yếu tố trên đã làm cho Hội An trở nên thật hoàn hảo trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước.


Hội An luôn hiện lên với những hình ảnh nên thơ, xinh đẹp nhất


2. Sơ nét về Hội An


  • Về địa lý

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ mà vị trí của nó là ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Hội An cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về hướng Nam. Hội An đã từng là một thương cảng quốc tế sầm uất. Nơi đây đã đón nhiều thuyền buôn đến từ Nhật Bản, phương Tây, Trung Quốc trong suốt những thế kỷ trước.


  • Về dân số

Tổng số dân của Hội An năm 1975 có trên 120.000 người, mật độ 2.103 người/km2. Sau một năm, số dân các vùng trong và ngoài tỉnh trở về quê cũ làm ăn sinh sống 50.000 người. Số dân chuyển đi xây dựng các vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên có 2.407 hộ với 11.764 nhân khẩu.


  • Tôn giáo, tín ngưỡng

Tôn giáo ở Hội An cũng giống như tôn giáo trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tại Hội An có sự đa dạng về tôn giáo, bao gồm: Phật giáo (cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa và một số nhóm lấy nền tảng là triết lý Phật giáo nhưng được cải biên để thích ứng với văn hóa như Hòa Hảo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương); Kitô giáo (gồm nhánh Công giáo Rôma và nhánh Tin Lành); tôn giáo nội …

3. Khí hậu

Tại Hội An không có mùa đông lạnh, mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. Ở Hội An, nhiệt độ không khí lệ thuộc rất nhiều vào khí hậu nhiệt đới gió mùa (Gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc, gió mùa Đông – Đông Nam) và cả chế độ mưa.

Thời gian thích hợp để bạn đi tour Hội An:


  • Ngày 14 âm lịch hàng tháng: Vào ngày này bạn có thể thấy được một Hội An mang vẻ đẹp đầy lãng mạng và được ngắm nhìn một cảnh đẹp vô cùng lên thơ và thu vị khi tất cả ngôi nhà ở phố cổ sẽ được tắt hết đèn, họ thắp những chiếc đèn lồng rồi dẫn nhau ra sông Hoài và cùng nhau thả đèn hoa đăng.

  • Từ tháng 2 đến tháng 4: đây là khoảng thời gian mà thời tiết tại Hội An khá mát mẻ và dễ chịu mà lại chưa bước vào thời cao điểm mùa du lịch nên thời gian này là thời gian lý tưởng để đi du lịch Hội An 

  • Từ tháng 5 đến tháng 7: Là thời gian mà Hội An gần kết thúc mùa khô vì vậy mà thời tiết khá ấm áp rất thích hợp cho chuyến du lịch kết hợp với du lịch biển.

  • Từ tháng 10 đến tháng 12: Mặc dù thời gian này là vào mùa mưa của Hội An nhưng khi bạn đến du lịch vào khoảng thời gian này bạn sẽ thấy rất thú vị khi được khám phá “Veneci Việt Nam”.

4. Phương tiện di chuyển đến Hội An


  • Máy bay

Hội An thuộc Quảng Nam, tuy nhiên sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng. Hiện nay có các hãng hàng không như: Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair.

Những hãng hàng không này đều khai thác đường bay từ TP.HCM, Hà Nội đến Đà Nẵng. Để đảm bảo mua được vé máy bay, du khách nên đặt vé trước khoảng từ 3 – 6 tháng.


Di chuyển bằng máy bay giúp du khách tiết kiệm thời gian và công sức



  • Các phương tiện khác : Ô tô, tàu hỏa

Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn đều có tuyến xe lửa đến Đà Nẵng (tuyến Bắc – Nam), giá vé dao động từ 400.000đ đến 1.200.000 VND tùy loại tàu và loại ghế. Mất từ 14 đến 20 tiếng để đi từ hai thành phố này đến Đà Nẵng bằng xe lửa.

Xe khách: tốn khoảng 400.000 – 500.000 VND. Xe Hoàng Long, Hlink, Mai Linh, Thuận Thảo. Thời gian 18 đến 20 tiếng từ Hà Nội/Sài Gòn đến Đà Nẵng.

5. Phương tiện di chuyển ở Hội An

Khi đến Hội An, khách du lịch có thể lựa chọn di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Vì là thành phố du lịch nổi tiếng nên Hội An có đầy đủ các loại hình phương tiện vận chuyển như: xe bus, taxi, xe ôm, xích lô

Giá thuê xe máy từ 120.000 – 150.000 VND/ngày.

Để trải nghiệm những cảm giác thú vị nhất khi đến Hội An, bạn có thể thuê xe đạp để đi vòng quanh các khu phố. Giá thuê một chiếc xe đạp là 30.000VND/ngày.


Ở Hội An có nhiều phương tiện di chuyển để phục vụ khách du lịch


6. Địa điểm du lịch ở Hội an không thể bỏ qua


  • Chùa Cầu

Chùa Cầu được ví như “viên ngọc” giữa lòng Hội An. Ngôi chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 16 và được gọi là “Cầu Nhật Bản”. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ, là nơi thờ Huyền Thiên Đại Đế. Mọi kiến trúc trong công trình này đều mang đến sự độc đáo vì được kết hợp hài hòa giữa những phong cách kiến trúc của Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.


  • Hội quán Phúc Kiến

Theo như những gì được kể lại, tiền thân của Hội quán chính là gian miếu nhỏ có thờ tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (là bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương). Tượng được vớt lên vào năm 1697 ở bờ biển Hội An.

Hộ quán trải qua nhiều lần trùng tu đã trở nên xinh đẹp lộng lẫy, rực rỡ. Công trình góp phần tạo nên diện mạo ấn tượng cho kiến trúc đô thị cổ Hội An.


Hội quán sau nhiều lần tu sửa đã sở hữu nét đẹp độc đáo



  • Bảo tàng Lịch sử – Văn hóa

Bảo tàng được thành lập từ năm 1989, có trưng bày 212 hiện vật gốc và những tư liệu có giá trị. Các hiện vật phản ảnh từng giai đoạn phát triển của đô thị thương cảng Hội An. Những hiện vật này xuất hiện từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hoá Đại Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19).


  • Nhà Cổ Tấn Ký

Đây là ngôi nhà cổ được xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký mang phong cách kiến trúc đặc trưng của nhà phố Hội An. Không gian nội thất của nhà được chia thành nhiều gian, mỗi gian sẽ đảm nhiệm chức năng riêng.

Phần mặt tiền của ngôi nhà là nơi để kinh doanh buôn bán, mặt sau ngôi nhà thông với bến sông để làm nơi nhập hàng hóa.


Nhà cổ Tấn Ký đã có tuổi đời gần 200 năm


Ngôi nhà được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống. Tổng thể ngôi nhà mang một dáng vẻ rất riêng, thanh thoát, nhanh nhẹn và ấm cúng.

Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia.


  • Làng Mộc Kim Bồng

Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng tự hào vì cha ông họ ngày xưa được vua chúa thời nhà Nguyễn mời ra kinh đô để xây dựng và tôn tạo thành quách, lăng tẩm. Du khách đến với làng mộc Kim Bồng sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những khâu chế tác ra nhiều sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ tinh xảo.


  • Ngoạn cảnh sông Thu Bồn

Sông Thu Bồn cũng được xem như biểu tượng của Hội An. Khách du lịch có thể đăng ký tour đi ghe, thuyền dọc theo sông Thu Bồn. Khung cảnh mà bạn nhìn thấy gồm có những cồn cát tuyệt đẹp, núi non và đồng ruộng đẹp như tranh vẽ. Khung cảnh hoàng hôn trên sông thu bồn có thể khiến tâm hồn như xao xuyến.

7. Lễ hội nổi bật


  • Lễ vía bà Thiên Hậu

Đây là lễ hội do đồng bào Hoa kiều sinh sống ở Hội An tổ chức, địa điểm ở Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Ngũ Bang. Ngày diễn ra lễ hội là ngày 23/03 âm lịch hàng năm. Ngày lễ diễn ra là để tưởng nhớ, suy tôn bà Thiên Hậu.


Ngày lễ diễn ra với sự tham gia của đông đảo đồng bào Hoa kiều



  • Lễ vía bà Thu Bồn

Đây chính là một trong những lễ hội truyền thống diễn ra mỗi năm tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. Không khí diễn  ra lễ hội rất tưng bừng và náo nhiệt. Trong ngày diễn ra lễ hội, nhiều đoàn khách từ địa phương khác cũng đến để cùng tranh tài trong các cuộc đua.


  • Lễ Vu Lan

Hàng năm, cứ đến ngày rằm tháng bảy, nhiều người Việt nam nói chung, người Hội An nói riêng sẽ đi lễ chùa để cầu nguyện cho những người đã khuất. Đặc biệt đây là ngày lễ cầu nguyện cho cha mẹ mình được sống bên cạnh chúng ta thêm nhiều năm nữa.


  • Lễ tế Cá Ông

Ngày lễ tế Cá Ông thường được tổ chức tại lăng Ông vào đúng ngày kỵ (ngày mất) của cá ông, hay tại nơi cá Ông chết. lễ tế Cá Ông có nguồn gốc tín ngưỡng nguyên thủy của ngư dân sống ở vùng duyên hải. sau buổi lễ có tổ chức hát bả trạo, hát bội và hát hò khoan.


Lễ tế Cá Ông diễn ra hàng năm vào ngày Cá Ông mất


8. Đặc điểm lưu trú

Hội An là thành phố du lịch thu hút hàng triệu khách ghé thăm mỗi năm, cả khách hàng trong và ngoài nước vì vậy mà bạn không cần quá lo lắng đi du lịch Hội An thì nên ở đâu. Vì nơi đây không thiếu những khách sạn từ cao cấp đến bình dân, đặc biệt là có cả những nhà nghỉ, homestay với nhiều phân khúc giá khác nhau để khách hàng lựa chọn . Những khách sạn ngay trung tâm thành phố thường sẽ có giá cao hơn những khách sạn xa thành phố. Vào những mùa cao điểm, bạn nên đặt phòng trước qua các ứng dụng Online uy tín để tránh trường hợp không có chỗ ở.

9. Văn hóa ẩm thực, đặc sản


  • Cơm gà Phố Hội

Bằng tất cả sự khéo léo, tỉ mỉ trong cách chế biến, người dân Hội An đã tạo ra một món ăn hấp dẫn như cơm gà phố Hội. Món cơm gà này sẽ ăn kèm với đu đủ muối chua, hành tây, rau thơm Trà Quế. Để cơm gà thêm ngon thì cần có một chén súp trộn tim gan, cật gà.


Cơm gà phố Hội gây “thương nhớ” cho những ai đã từng thưởng thức



  • Cao Lầu

Những người dân sống ở Hội An lâu năm vẫn thường nói rằng món ăn Cao lầu xuất hiện từ thế kỷ 17. Vì vậy, món ăn này chịu ảnh hưởng khá nhiều từ văn hóa ẩm thực của người Hoa kết hợp với món mì lạnh Udon của Nhật Bản. Tuy vậy, món Cao lầu của Hội An vẫn có những nét rất riêng, duy trì trong nhiều năm nay.


  • Bánh bao, bánh vạc

Bánh bao – bánh vạc là 2 loại bánh được làm từ những nguyên liệu gần giống nhau. Điểm khác biệt là nhân bánh vạc được làm từ tôm đất tươi giã nhuyễn trộn với gia vị. trong hí đó nhân bánh bao làm từ mộc nhĩ, thịt heo và gia vị. trong 2 món bánh này có nguyên liệu bí truyền nên hương vị của nó không với bất cứ nơi nào khác.


  • Bánh đập – hến xào

Nếu nói đến những món ăn nổi tiếng tại Hội An mà không kể đến bánh đập sẽ là thiếu sót lớn. Những miếng bánh đập giòn tan khi ăn kèm cùng hến xào nêm gia vị vừa miệng mang đến trải nghiệm vị giác không thể hấp dẫn hơn.


Bánh đập – hến xào là món nhất định phải thử khi đến Hội An



  • Mì Quảng

Nếu nhìn thoáng qua, mì quảng ở Hội An có hình thức gần giống với món Cao lầu. tuy nhiên nếu đã nếm thử một lần thì bạn sẽ thấy sự khác biệt hoàn toàn trong 2 món ăn này. Món mì quảng thường sẽ được ăn kèm cùng trứng cút, tôm, thịt…Món mì quảng khi ăn cũng cần bánh tráng nướng giòn, rau.  


  • Hoành thánh

Hoành thánh được chia thành nhiều loại khác nhau như: hoành thánh súp, hoành thánh mì, hoành thánh chiên, mỗi loại còn chia ra là heo, gà, tôm nữa. Theo kinh nghiệm, hoành thánh gà và heo rất dễ ăn, hoành thánh tôm thì thơm và ngọt hơn, còn hoành thánh chiên thì hơi ngấy một chút.


  • Bánh xèo Hội An

Bánh xèo Hội An vẫn được mệnh danh là món đặc sản trứ danh khi đến vùng đất phố Hội. Nguyên liệu chính để làm món bánh xèo gồ, bột gạo, tôm, thịt. Món bánh xèo sau khi lấy ra khỏi bếp cần ăn ngay mới cảm nhận được hết vị ngon của nó.


  • Bánh tráng (bánh cuốn/bánh ướt)

Món bánh cuốn Hội An cũng giống như bánh cuốn Thanh Trì Hà Nội. Tuy nhiên với món bánh cuốn Hội An thì bên trong lớp bánh tráng mỏng, ngoài nấm mèo thì còn có tôm chấy. Món bánh khi ăn được rưới thêm một lớp mỡ hành rất hấp dẫn.


Món bánh ướt Hội An có thêm tôm chấy hấp dẫn


10. Tiền tệ

Hội An thuộc đất nước Việt Nam nên tiền tệ sử dụng là VNĐ

Du khách nước ngoài đến tham quan Việt Nam có thể đổi tiền ở các ngân hàng ở Việt Nam hoặc những tiệm vàng lớn đều được.

11. Quà lưu niệm


  • Đèn lồng

Đèn lồng là một hình tượng đặc trưng làm nên thương hiệu của vùng đất phố Hội. Không những vậy, đèn lồng cũng là một di sản văn hóa thế giới. Hiện tại, món đèn lồng Hội An không chỉ là vật trang trí tại địa phương. Nó còn được nhiều khách hàng mua về để làm quà lưu niệm.


Đèn lồng phố cổ Hội An là món quà lưu niệm ý nghĩa



  • Tranh nghệ thuật

Vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng của Hội An chính là đề tài cho nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Đối với những người đam mê nghệ thuật, yêu thích hội họa thì có thể “rinh” ngay cho mình một bức tranh sáng giá để mang về trưng bày, làm quà tặng.


  • Thiệp nổi

Thiệp nổi là sản phẩm thường được bày bán ở các vỉa hè. Những người làm thiệp nổi cũng giống như nghệ sĩ tài hoa, thổi hồn vào những tấm thiệp. Thiệp nổi được khách du lịch quốc tế và trong nước xem là món quà lưu niệm ý nghĩa.


  • Gỗ điêu khắc

Sự tác động của đôi bàn tay khéo léo, người nghệ nhân đã làm nên những tác phẩm tuyệt vời trên gỗ. Bạn cũng có thể chọn những tấm gỗ điêu khắc để mang về làm quà.


Gỗ điêu khắc là món quà nghệ thuật độc đáo


12. Chuẩn bị gì khi du lịch

Khi đi du lịch Hội An, bạn không nên mang theo quá nhiều hành lý. Điều này vừa khiến cho việc di chuyển khó khăn, bạn cũng không thể dùng hết tất cả những món đồ mà mình mang theo. Chưa kể đến việc mang theo hành lý quá nhiều còn khiến bạn gặp rắc rối khi muốn mua quà lưu niệm mang về.

Bạn cần lưu ý không nên mang quá nhiều những món đồ tư trang đắt tiền. Những món đồ có giá trị nên được bảo quản kỹ lưỡng.

Hội An có nhiều nơi có trụ ATM để rút tiền, nên nếu đi du lịch nên mang theo tiền mặt đủ dùng, không nên mang theo quá nhiều phòng trộm cắp.

13. Lưu ý gì khi đi du lịch Hội An

Người dân Hội An vốn dễ gần, mến khách và thân thiện. Tuy nhiên khách hàng vẫn nên chú ý đến một số vấn đề nhỏ để không vô tình làm mất đi nét đẹp của thành phố. Những điều bạn cần chú ý là:


  • Bạn cần mua vé ở quầy phục vụ nếu muốn tham quan khu vực di sản. Trong tấm vé sẽ có 12 ô để khách hàng chọn, được quyền tham quan 5 diểm tùy ý.

  • Khi tham quan khu di tích bảo tàng nên chú ý ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm và đúng với thuần phong mỹ tục của người Việt.
  • Nếu là người đầu tiên mở hàng cho bất cứ cửa hàng, gian hàng nào. Bạn nên mua 1 thứ gì đó, dù là nhỏ nhất. Đặc biệt, trước khi chọn mua bất kỳ món đồ nào, quý khách nên thương lượng trước giá cả để tránh mua hàng bị “hớ” hoặc “chặt chém” quá mức.

Hy vọng với những kinh nghiệm du lịch Hội An mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp chuyến đi tour Hội An sắp tới của bạn suôn sẻ, thuận lợi và ý nghĩa hơn.