Trang chủ Tin Du Lịch Chiêm ngưỡng vẻ đẹp một mùa thu Tây Tạng thật khác biệt

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp một mùa thu Tây Tạng thật khác biệt

0
269

Nếu bạn đang nhóm lên một ý tưởng du lịch Tây Tạng mùa thu thì bài viết này dành tặng cho bạn. Tây Tạng – nơi khởi nguồn cho mọi cảm hứng, với biết bao nhiêu khách du lịch tới đây và không khỏi "ngỡ ngàng" trước sự bao la, rộng lớn của đỉnh trời tuyết sơn vĩnh cửu.

Phải tốn biết bao nhiêu giấy mực, biết bao nhà văn, thi sĩ đã phải thốt lên vì trầm trồ trước vẻ đẹp cũng như sự khắc nghiệt của vùng núi tuyết. Như nhà văn nổi tiếng Lama Anagarika Govinda, tác giả của cuốn sách “Đường mây qua xứ tuyết” từng viết: “Không một ai từng đặt chân tới nơi đây mà không chịu ảnh hưởng sâu sắc của nó. Và cũng không ai còn có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp, khi đã được chứng kiến và tận hưởng sự bao la hùng vĩ của cuộc sống bên rặng Tuyết Sơn”. Để giúp du khách hiểu rõ và nhìn thấy được vẻ đẹp bao la hung vĩ của vùng núi tuyết Tây Tạng, Du Lịch Việt đưa bạn đi khám phá một mùa thu thật khác biệt với biết bao mùa thu trên thế giới.

 

Sắc thu Tây Tạng bên những Đền đài, Tu viện nổi tiếng

 

Một buổi sáng mùa thu Tây Tạng, những tán lá bắt đầu dần chuyển sang thu một màu vàng óng hòa quyện với sắc vàng của nắng ban mai ấm áp. Đoàn chúng tôi kéo nhau đến tham quan cung điện Potala, cảnh vật thiên nhiên như rực rỡ, sắc trắng xốp của mây, sắc vàng của nắng, hòa cùng sắc đỏ sậm của những tấm áo cà sa của các vị Lama. Tất cả như đang reo vui trong ngày đầu thu thơ mộng. Đứng từ xa chúng tôi đã thấy thấp thoáng bóng dáng cung điện Potala ở trên cao hứng trọn những ánh nắng vàng vọt của mùa thu Tây Tạng làm dao động lòng người.

 

 

 

Vẻ đẹp Cung điện Tây Tạng – Potala mùa thu thật lộng lẫy trước nắng vàng

 

Cung điện 13 tầng gồm hai khu vực chính là Bạch cung và Hồng cung, hiện tại nơi đây như một bảo tàng lớn chứa đầy những hiện vật, cổ vật quý hiếm. Ngoài ra trong cung điện Potala còn chứa những ngôi mộ bằng vàng của một số Đạt Lai Lạt Ma. Rời cung điện Potala với biết bao cảm xúc, đoàn du lịch Tây Tạng tiếp tục hành trình khám phá trung tâm kinh tế, thành phố lớn nhất Tây Tạng – Lhasa.  Bất cứ ai khi đến với Lhasa nếu chưa đến thăm ngôi đền Jokhang đều chưa thể rời đi, đây là trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất địa phận Tây Tạng, là nơi khởi nguồn cho sự hình thành, lịch sử của đô thị này.

 

 

 

Khung cảnh ngôi chùa Jokhang – nơi khởi nguồn cho lịch sử Lhasa

 

Ngôi đền Jokhang (Đại Chiêu Tự) được xây dựng từ thế kỷ thứ 7, là một tòa kiến trúc gồm 4 tầng, mái mạ vàng với tổng diện tích khoảng 25.000 mét vuông. Nằm chính giữa, cũng là “trái tim” của đền, bực tượng thiêng liêng nhất Tây Tạng chính là Đức Phật Thích Ca. Chưa cần bước chân vào trong đền, chỉ cần đứng phía bên ngoài của ngôi đền khách du lịch cũng có thể thấy một đoàn người Tây Tạng với đức tin hiện lên trong ánh mắt vừa đi vừa chú tâm tụng kinh. Nhiều người dù đã cao tuổi nhưng vẫn thành tâm thực hiện chiêm bái hang tram, hang ngàn lần theo kiểu “ngũ thể nhập địa”. Chúng tôi bước đi chầm chậm theo nhịp đi của những vị tăng sĩ, ánh sáng mờ tỏ từ những cây đèn cầy hắt lên những bức tranh được treo trên tường, lặng lẽ ngắm nhìn rất nhiều những bức tượng Phật, và dù không theo một tôn giáo nào, lòng cũng tự nhiên dâng lên một niềm tin và yên bình đến lạ.

 

Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của mùa thu Tây Tạng

 

Bước chân ra khỏi đền Jokhang, lúc này trời mùa thu đã về chiều, những đợt gió lạnh thổi từ trên đỉnh núi tuyết phả xuống làm đoàn du lich Tay Tang mua thu cảm thấy se lạnh. Thế nhưng cái nắng mùa thu Tây Tạng dù đã về chiều vẫn làm bỏng rát đôi tay nếu nỡ để trần. Nếu ngày đầu tiên đặt chân trên đất Tây Tạng phải choáng váng và thở gấp vì độ cao vùng Lhasa được mệnh danh là “nóc nhà của thế giới”. Toàn bộ diện tích Tây Tạng đều nằm trên dãy núi Himalayas, với những dãy núi quanh năm tuyết phủ trắng xóa. Ở đây không khí cũng trở nên loãng hơn, và không khí khô hơn, nếu không quen việc thở gấp cũng là điều dễ hiểu.

 

 

 

Toàn bộ diện tích Tây Tạng đều nằm trên dãy núi Himalayas 

 

Khoẳng khắc đầu mua thu Tay Tang đón chào mùa hoa cải vàng chải dài từ chân núi đến sườn đồi, những cánh đồng lúa mì cũng bắt đầu nặng chĩu bông vào mùa gặt. Phong cảnh thiên nhiên núi non trùng điệp như mở ra một vẻ đẹp thật khác biệt với mùa thu vàng của thế giới. Phía xa xa những đàn bò Yak lông dài đang thơ thẩn gặm cỏ như thể đang cảm nhận vẻ đẹp mộc mạc, đầy thơ mộng của mùa thu Tây Tạng. Đoàn du lịch Tây Tạng mùa thu của chúng tôi vẫn tiếp tục ngồi trên xe để hướng về với hồ nước thiêng Namsto và hồ Yamdrok được mệnh danh là hồ nước thiêng, đẹp nhất Tây Tạng.

 

 

 

Những chú bò Yak thơ thẩn gặm cỏ bên dòng nước xanh ngăn ngắt dưới bầu trời mùa thu Tây Tạng

 

Nếu chưa tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của nó có lẽ bạn cũng chưa thể cảm nhận được hết vẻ đẹp mà tốn biết bao nhiêu giấy mực cũng không thể gột tả được. Một điều đặc biệt là cảnh sắc hai bên đường đến với hồ nước đẹp tựa “tiên sa” cũng vô cùng hoàn hảo, từ những bình nguyên bát ngát xuyên qua những vùng núi non, khúc cua hiểm trở. Tất cả cùng hòa quyện tạo nên một bức tranh thiên nhiên Tây Tạng sắc nét, rực rỡ của mùa thu tuyệt đẹp. Ngồi dừng chân ngắm dải lụa xanh của hồ nước Yamdrok mềm mại chải dài hang cây số, hay ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống bên hồ thiêng Namsto quanh năm được tuyết bao phủ. Chắc hẳn đây sẽ là khoẳng khắc in đậm mãi trong tâm trí không thể nào quên.

 

 

 

Khung cảnh thiên nhiên thơ mộng bên hồ nước thiêng Yamdrok

 

Đoàn chúng tôi sau bao ngày khám phá mảnh đất Tây Tạng, kết thúc trọn vẹn chuyến tham quan tour du lịch Tây Tạng mùa thu, cả đoàn quyến luyến mãi chẳng muốn rời đi. Sắc thu vàng vẫn còn đó, vẫn ngập tràn trên những ngọn đồi, thảo nguyên bao la xanh tươi, một sắc thu vàng đầy vẻ nhung nhớ. Khó khăn lắm chúng tôi mới bước chân ra tới ga tàu để rời khỏi thành phố Lhasa yên bình, lay động lòng người. Mãi về sau này khi Tây Tạng chỉ còn là một ký ức, thì tôi và biết bao thành viên trong đoàn cũng không thể quên được một mùa thu Tây Tạng đã rạng ngời đến như thế.